Nguyên nhân làm gia tăng béo phì của người Việt
Update: 15/05/2017 - Thông Tin Làm Đẹp
"Xu hướng ngày càng thích ăn thịt, khẩu phần thịt trong bữa ăn tăng vọt trong khi lượng cá ăn vào tăng rất ít là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng beo phi , thừa cân của người Việt hiện nay", các chuyên gia Viện Dinh dưỡng cảnh báo.
"Xu hướng ngày càng thích ăn thịt, khẩu phần thịt trong bữa ăn tăng vọt trong khi lượng cá ăn vào tăng rất ít là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng beo phi , thừa cân của người Việt hiện nay", các chuyên gia Viện Dinh dưỡng cảnh báo.
Tại hội thảo Xây dựng các Lời khuyên dinh dưỡng hợp lý giai đoạn 2011 - 2020, Tiến sỹ Lê Doanh Tuyên, Phó viện trưởng viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, vấn đề thừa cân, béo phì ở trẻ em đang khiến các nhà dinh dưỡng đau đầu.
Tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi quá mức 5% (trong đó béo phì là 2,8%) - mức đặt ra khống chế trong Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 - 2010. Ở các vùng thành thị, tỉ lệ này còn cao hơn, với mức trung bình là 6,5%.
Nguyên nhân làm gia tăng béo phì của người Việt
Bác sĩ chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TPHCM cho biết, trước kia chủ yếu chỉ người trưởng thành trên 40 tuổi bị thừa cân thì nay trẻ bị nhiều hơn, tăng nhanh hơn trước (tăng 85% so với 1 thập kỷ trước). Hiện khoảng 1/4 trẻ tiểu học tại TPHCM đang bị thừa cân béo phì.
Bà Lê Thị Hợp, Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia cũng cho biết, ước tính hiện cả nước có khoảng 460.000 trẻ dưới 5 tuổi bị thừa cân, béo phì. Tỷ lệ này gia tăng rất nhanh, đặc biệt ở TPHCM và Hà Nội. Không chỉ trẻ thành phố và cả trẻ nông thôn cũng bị thừa cân. Hậu quả là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng như tiểu đường, cao huyết áp, một số bệnh ung thư...
Không chỉ ở trẻ em, mà nhóm từ 5-60 tuổi, tình trạng béo phì cũng rất cao. Cụ thể, năm 2010, thừa cân ở nam giới lứa tuổi 54-59 chiếm tới 7,8%, còn nữ là 10,7%.
Nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cũng có tới 8,2% người có tình trạng thừa cân, béo phì. Trong 10 năm, từ năm 2000 - 2010, trong khi tỷ lệ suy dinh dưỡng chỉ giảm rất chậm (6,5%) thì tỷ lệ thai phụ quá khổ lại tăng hơn gấp đôi (lên 6,4%).
Ăn nhiều thịt - “vết xe đổ” của các nước phương Tây
Xu hướng bữa ăn truyền thống người Việt ngày càng thay đổi. Ngày xưa chúng ta ăn gạo, ăn rau là chính thì hiện nay tiêu thụ các loại thịt, cá tăng lên. Đây là một dấu hiệu tốt vì cơ cấu bữa ăn như vậy cung cấp được các loại protein cần thiết, chất khoáng trong các loại thịt cá cho cơ thể. Tuy nhiên, tại một số vùng, nhất là các vùng thành phố, mức tiêu thụ thịt tăng quá mức, đặc biệt là xu hướng xuất hiện loại thức ăn nhanh, xu hướng ăn nhiều thực phẩm chất béo.
Ăn nhiều thực phẩm béo là nguyên nhân dẫn đến béo phì
Theo TS Lê Doanh Tuyên, lượng thịt người Việt dùng ngày càng có xu hướng tăng lên. Trong khi đó, lượng cá tăng lên không nhiều trong khẩu phần ăn. Cụ thể, giai đoạn 1091 - 1985, lượng thịt tiêu thụ một ngày là 11,1g, năm 2000 đã tăng gần 5 lần và đến năm 2010 là tăng gần 8 lần. Trong khi đó, lượng cá mỗi ngưởi tiêu thụ trong giai đoạn 1981 - 1985 là 35 gram/ngày lại chỉ tăng rất chậm (45,5g/người/ngày năm 2000 và đến 2010 tăng chưa được gấp đôi).
So với thế giới, mức tiêu thụ thịt của Việt Nam còn thấp, trung bình hơn 30kg/năm, trong khi ở Trung Quốc là 54,2kg, Mỹ là 84kg, Australia là 109,9kg. Những nước có mức tiêu thụ thịt cao này đều có tỉ lệ dân số béo phì đến mức báo động. Trong khi đó, Nhật Bản, Hàn Quốc có mức tiêu thụ thịt rất thấp, họ ăn nhiều cá. Như tại Nhật, trung bình mỗi năm một người chỉ tiêu thụ khoảng 26,9kg thịt.
“Hiện chúng ta đang ở ngưỡng bước vào giai đoạn tăng nhanh tỉ lệ người thừa cân, béo phì. Những nhà khoa học thế giới ở các nước có tình trạng béo phì nhiều khi làm việc với Việt Nam đều cảnh báo cần tránh "vết xe đổ" này. Chúng ta đang ở giai đoạn chuyển tiếp về kinh tế, bữa ăn thay đổi. Các nước này cũng đã từng như vậy. Và việc thiếu kiểm soát đã dẫn đến tỉ lệ béo phì tăng vọt, không thể khắc phục được như Mỹ, Trung Quốc…", TS Tuyên nói.
Ông Tuyên khẳng định không nói toàn bộ người dân Việt ăn nhiều thịt vì có nhiều vùng còn thiếu nhưng quả thực mà một bộ phận dân chúng thành phố tiêu thịt cao hơn. Để chặn trước nguy cơ, theo ông Tuyên, tấm gương thành công trong việc khống chế số lượng thịt trong bữa ăn của người Nhật Bản, Hàn Quốc… đặc biệt giá trị. Khống chế mức thịt vừa phải sẽ giúp giảm béo phì, từ đó phòng chống được một loạt bệnh tiểu đường, mỡ máu, huyết áp cao, tim mạch...
* * *
Đừng quên truy cập vào website để biết thêm những thông tin bổ ích về dinh dưỡng và giảm cân cho trẻ. Hoặc gọi đến số HOTLINE : 0902 500 158 - 0902 560 158 - 0937.776.737 để được trò chuyện và tư vấn miễn phí về tình trạng sức khỏe và cân nặng của mình nhé."
Đừng quên truy cập vào website để biết thêm những thông tin bổ ích về dinh dưỡng và giảm cân cho trẻ. Hoặc gọi đến số HOTLINE : 0902 500 158 - 0902 560 158 - 0937.776.737 để được trò chuyện và tư vấn miễn phí về tình trạng sức khỏe và cân nặng của mình nhé."
Kim Thanh - (Theo: dantri.com.vn)
Thanh Sương
Thanh Sương