Những nguyên nhân khiến bạn chậm kinh
Chu kì kinh nguyệt chậm khiến nữ giới lo lắng và ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm trạng. Cùng kiểm tra các nguyên nhân khiến bạn chậm kinh dưới đây nhé!
1. Chậm kinh so sút cân nhanh
Bác sĩ Dweck nói trên Womenshealthmag rằng: "Chậm kinh là một nguyên nhân phụ nữ thường gặp. Nếu chỉ số BMI của bạn đột ngột giảm xuống dưới 18 hoặc 19, bạn có thể sẽ bị mất kinh". Thói quen chán ăn, ăn uống vô độ, những sự kiện thể thao yêu cầu bạn phải luyện tập nhiều hơn bình thường cũng gây tình trạng này.
Ông Dweck cho biết: "Cơ chế tự nhiên cơ thể có khả năng ngăn cản việc mang thai khi bạn đang căng thẳng cực độ. Cơ thể sẽ ngăn sự rụng trứng, không sản sinh nhiều estrogen, không thể làm dày thành tử cung. Kết quả là bạn sẽ không có kinh”.
2. Stress – Nguyên nhân chậm kinh thường gặp
Một biến cố làm chấn động cuộc sống của bạn có thể dẫn đến vô kinh. Dweck giải thích: "Trong não bộ, vùng dưới đồi chính là nơi sản sinh các hormone giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Vùng dưới đồi bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự căng thẳng. Vì vậy, nếu bạn đang đối mặt với những thách thức lớn như gia đình có tang, cuộc chia tay đau buồn, hoặc bất kỳ biến cố nào gây nhiều biến động, thì đó có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này".
3. Tuyến giáp bất thường ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt
Tuyến giáp nằm ở cổ, điều chỉnh quá trình trao đổi chất và tương tác với nhiều hệ thống khác để giữ cho cơ thể luôn vận hành tốt. Ông Dweck nói: "Nếu bạn đang bị mất cân bằng tuyến giáp, dù đó là sự suy giảm hoặc tăng cường hoạt động của tuyến này cũng ảnh hưởng đến chu kỳ của bạn”. Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng khác của rối loạn tuyến giáp, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn cách điều trị phù hợp.
4. Triệu chứng đa nang buồng trứng
PCOS (hội chứng buồng trứng đa nang) là sự mất cân bằng nội tiết tố làm thay đổi hàm lượng estrogen, progesterone, testosterone gây hạn chế rụng trứng. Ông Dweck nói: "Những trường hợp phụ nữ mất kinh do đa nang buồng trứng ngày càng nhiều và với những mức độ khác nhau. Nó có thể khiến bạn mất kinh hoàn toàn hoặc có nhưng không đều đặn”.
Những triệu chứng khác của PCOS bao gồm sự phát triển lông ở những vùng ngoại lệ như mặt và ngực, tăng cân và tiềm ẩn những vấn đề về việc sinh sản. Nếu bạn bị như thế, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn một kế hoạch điều trị kịp thời.
5. Những bệnh mãn tính
Bất cứ căn bệnh mãn tính nào cũng gây căng thẳng cho hệ thống chung của cơ thể và có thể gây mất kinh. Ví dụ như bệnh dị ứng celiac...
6. Kiểm soát sinh sản
Sự “mất tích” của một chu kỳ kinh nguyệt có thể đơn giản do tác dụng phụ của biện pháp tránh thai bạn đang áp dụng. Ông Dweck cho biết: “Một số loại thuốc tránh thai liều thấp sẽ làm chậm chu kỳ kinh nguyệt. Điều này không hề nguy hiểm và nhiều khi còn là một tác dụng phụ tốt”. Các phương pháp như dùng vòng tránh thai chứa nội tiết, que cấy tránh thai dưới da hoặc thuốc tiêm cũng mang lại kết quả tương tự. Nếu bạn ngừng sử dụng biện pháp tránh thai thì trong vài tháng, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại như bình thường mà không có vấn đề gì.
7. Mãn kinh sớm
Khi phụ nữ dưới 40 tuổi bị thiếu hụt một lượng hormone đáng kể có thể bị mãn kinh sớm, còn được gọi là suy buồng trứng sớm. Cùng với "tắt" chu kỳ kinh nguyệt còn có các triệu chứng như nóng trong người, đổ mồ hôi ban đêm và khô âm đạo. Ông Dweck nói: "Tình trạng này không phổ biến lắm, do đó bạn không nên quá lo lắng về nó".
Nên bình tĩnh và đến bác sĩ để có hướng giải quyết tình trạng cham kinh của bạn!