Tác dụng chữa bệnh của cây sả
Trong một số món ăn, sả được dùng làm nguyên liệu tăng hương vị không thể thiếu. Bên cạnh đó, cây sả còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe bất ngờ.
Theo Đông y, sả có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng chống viêm, sát khuẩn, thông tiểu, chữa ho, cảm cúm, …
Chữa rối loạn kinh nguyệt
Chị em phụ nữ bị đau bụng kinh, hay kinh nguyệt không đều có thể dùng sả sắc lấy nước uống, hoặc lấy tinh dầu sả trộn với bột tiêu đen thành hỗn hợp rồi đem uống.
Giảm huyết áp
Tinh chất trong cây sả có thể làm giảm huyết áp, làm tăng tuần hoàn máu, làm giảm các vấn đề về huyết áp.
Khi huyết áp tăng, có thể uống một ly nước sả có thể giúp huyết áp tụt xuống.
Giải độc
Sả có tác dụng loại bỏ những độc tố trong cơ thể, giúp cho các bộ phận như gan, thận, tuyến tụy, bàng quang được sạch sẽ, khỏe mạnh.
Giải cảm
Lá xả là một trong những nguyên liệu giúp giải cảm hiệu quả.
Cần 50g lá bưởi, lá sả, lá chanh, lá bạch đàn đem đun với nước, đậy kín nắp. Sau đó, trùm chăn, mở nắp từ từ xông cho ra hơi. Lau sạch mồ hôi, nghỉ ngơi.
Chống sốt
Ép sả lấy nước hoặc dùng sả sắc lấy nước uống có thể chống sốt hiệu quả. Phương pháp này vừa đơn giản lại tiện lợi.
Ngừa ung thư
Hợp chất citral có trong sả có thể tiêu diệt các tế bào ung thư mà không làm ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh. Ngoài ra, sả cũng có chứa chất chống oxy hóa nên có thể ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Chữa tiêu chảy
Cần 10g rễ sả, 8g búp ổi, 8g củ riềng. Thái nhỏ 3 nguyên liệu trên rồi đem nấu với nước cho sắc lại uống.
Bài thuốc này có tác dụng chữa bệnh tiêu chảy hiệu quả.
Cây sả có nhiều lợi ích sức khỏe, vì thế khi chế biến món ăn, bạn có thể thêm sả vào vừa tăng hương vị món ăn vừa tốt cho sức khỏe.
Linh Nguyễn