Các loại bệnh trẻ dễ mắc phải trong mùa hè
Tiết trời nóng ẩm của mùa hè là một trong những điều kiện tốt cho một số bệnh bùng phát. Trong đó, trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất, vì thế mà các bậc cha mẹ phải chú ý đến tình trạng sức khỏe của bé nhiều hơn và hết sức lưu ý có biện pháp phòng tránh kịp thời.
Dưới đây, bài viết sẽ liệt kê một số bệnh trẻ dễ mắc phải trong mùa hè và biện pháp khắc phục. Cùng tham khảo ngay nào!.
1. Viêm đường hô hấp
Tỉ lệ các bé mắc bệnh về hô hấp vào mùa hè chiếm 30% – 50%. Khi các bé bị viêm đường hô hấp thường có các triệu chứng như thở khò khè, khó thở, đau ngực, quấy khóc, lười ăn, hay nôn trớ. Để phòng bệnh hô hấp cấp cho bé mẹ cần phải giữ vệ sinh tai, mũi, họng cho bé, dù là mùa hè nhưng mẹ hạn chế cho bé ăn đồ ăn hay thức uống lạnh, đồng thời khi cho bé ngủ mẹ không nên xối thẳng quạt hay điều hòa về phía bé mà nên cho tản ra xung quanh.
2. Bệnh tay – chân – miệng
Bệnh tay – chân- miệng là bệnh phổ biến, thường gặp ở các ở trẻ nho mỗi khi hè về. Nguyên nhân gây nên bệnh là do siêu vi trùng đường ruột thuộc Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71)gây ra. Bệnh tay – chân – miêng thường gặp ở bé dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất ở các bé dưới 3 tuổi và bệnh thường lây lan nhanh từ bé này sang bé khác.
Biểu hiện thường gặp khi trẻ bị mắc bệnh tay- chân- miệng là mệt mỏi, đau họng, sốt nhẹ, quấy khóc. Sau đó bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát, các mụn nước sẽ xuất hiện ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi. Tiếp sau đó các mụn, bọng nước sẽ xuất hiện ở bàn tay, bàn tay, hay thậm chí là ở vùng mông của bé.
Khi mẹ phát hiện bé có những biểu hiện của bệnh tay – chân – miệng, mẹ nên đưa bé đến các trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ điều trị kịp thời. Mẹ không nên tự ý cho bé uống thuốc để tránh biến chứng.
Bên cạnh việc giữ vệ sinh, tăng cường dinh dưỡng cho bé thì mẹ nên cho bé uống thêm Bio-acimin Gold để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng thêm sức đề kháng, giúp bé chống lại các bệnh mắc phải khi thời tiết chuyển sang oi nóng.
3. Viêm màng não
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm não, viêm màng não do nhiều loại virus gây ra, như virus Arbovirus, các virus đường ruột, virus thủy đậu, quai bị…
Đây là một trong những loại bệnh mà trẻ dễ mắc phải trong mùa hè. Biểu hiện của bệnh là sốt, choáng váng, đau họng, đau bụng, sổ mũi, hắt hơi, ho, đau đầu, nôn.
Nếu bệnh nhân bị tổn thương não sâu hơn sẽ dẫn đến ngủ lịm, hôn mê, thiểu năng trí tuệ. Một số trường hợp xuất hiện sốt đột ngột, co giật ngoại ý, liệt chân tay. Viêm não cấp tính thường kéo dài 1- 3 tuần, nhưng sự hồi phục rất chậm. Mặc dù đã có thuốc kháng virus nhưng thuốc chỉ có tác dụng với một số loại virus chứ không phải kháng tất cả các virus.
Cách phòng bệnh viêm màng não là cần tránh để muỗi đốt bằng cách dùng nhang xua muỗi, phun thuốc muỗi định kỳ, mặc quần áo dài, ngủ màn, nuôi cá diệt loăng quăng ở những nơi chứa nước, phát quang bụi rậm,… Đối với bệnh viêm não Nhật Bản B đã có vắc xin thì nên cho trẻ tiêm phòng bệnh.
4. Sốt vi rút
Nguyên nhân là do vi rút gây bệnh thường sinh sôi nhanh vào mùa hè, sức đề kháng của trẻ nhỏ yếu nên dễ bị vi rút tấn công. Sốt vi rút là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ vào mùa hè.
Khi phát hiện thấy trẻ bị sốt vi rút mẹ cần chăm sóc mũi họng cho bé để hạn chế bội nhiễm, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng; vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín.
Bên cạnh đó, cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng, cho bé uống nhiều nước. Khi phát hiện bé các có các triệu chứng như sốt cao 38,5 độ, lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục và tăng dần, buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài thì mẹ nên đưa bé đến các trung tâm y tế, bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời.
Các biện pháp chính điều trị sốt vi rút cho bé đó là hạ sốt, bù điện giải bằng đường uống, và mẹ cần đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé nữa. Trong một số trường hợp, sốt vi rút sẽ gây nên biến chứng vì vậy khi phát hiện bé triệu chứng của sốt vi rút mẹ nên đưa bé đến bệnh viện, để phòng tránh biến chứng có thể xảy ra.
5. Bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy có thể được liệt vào bệnh dễ mắc phải nhất ở trẻ vào mùa hè. Tiêu chảy có nhiều dạng (tiêu chảy cấp, tả lị, tiêu chảy kéo dài) và xảy ra ở các độ tuổi nhưng 80 % xảy ra ở các bé dưới 2 tuổi.
Khi bé bị tiêu chảy cấp, việc quan trọng nhất là đánh giá mức độ mất nước và bù nước điện giải bằng đường uống dung dịch Oresol, cho bé bú càng nhiều càng tốt, tốt nhất mẹ nên đưa bé đi khám. Mẹ lưu ý, truyền dịch chỉ được thực hiện khi bé bị mất nước nặng, nôn nhiều, không thể uống được hoặc đi ngoài nhiều lần mà không thể bù kịp bằng đường uống.
Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh và men vi sinh cũng là điều cần thiết. Mẹ tuyệt đối không nên tùy ý cho bé dùng thuốc tiêu chảy mà phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu trẻ bị tiêu chảy điều cần thiết, cha mẹ nên cho bé uống nhiều nước hơn bình thường, nếu trẻ vẫn trong giai đoạn bú mẹ mẹ cho bé bú nhiều hơn. Để phòng tránh tiêu chảy cho các bé vào mùa hè này, cha mẹ chú ý giữ gìn vệ sinh thật tốt cho trẻ, cho trẻ sử dụng thực phẩm và nguồn nước sạch.
5. Rôm sảy
Thời tiết nóng lực vào mùa hè làm cho trẻ dễ bị rôm sảy. Khi cơ thể trẻ quá nóng, da sẽ phản ứng lại bằng cách tiết ra nhiều mồ hôi, nhưng không thoát được hết và ứ đọng lại trong các ống bài tiết trên da bé.
Trong khi đó, miệng ống bài tiết dễ bị bụi hay mồ hôi bít kín khiến làn da nổi lên nhiều sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng.Những bé dưới 3 tuổi thường có nguy cơ bị rôm sẩy cao.
Muốn phòng tránh rôm sảy cho trẻ vào mùa hè này, các mẹ nên tắm cho trẻ mỗi ngày, giữ da luôn sạch sẽ, mồ hôi bài tiết dễ dàng. Dùng nước mát để tắm và tắm bằng sữa tắm chuyên dùng cho trẻ, tránh các loại sữa tắm có độ kiềm lớn, gây khô da.
Ngoài ra, cha mẹ cho trẻ mặc quần áo bằng chất liệu mỏng, rộng rãi và nhạt màu, làm bằng chất liệu thấm mồ hôi, cũng đừng quên cho bé uống thêm nhiều nước, ăn thêm trái cây và rau xanh.
Ở trẻ em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên vào mùa nắng nóng có nguy cơ cao mắc các loại bệnh nguy hiểm như: Rôm sảy, tiêu chảy, sốt vi rút, bệnh tay - chân - miệng, viêm màng lão,... do đó các bậc cha mẹ phải hết sức lưu ý để có biện pháp phòng các loại bệnh này tránh kịp thời, giúp trẻ luôn khỏe mạnh.
Thảo Vy
TIN TỨC KHÁC:
-
Những ai đã dùng Hera Youth Extend để Chống lão hóa da, xóa nhăn thâm nám
-
Kem, Mỹ phẩm Hera Youth Extend có tốt không? Review, giá bao nhiêu?
-
"LỐI THOÁT HIỂM" NÀO CHO NHỮNG NGƯỜI BỊ TRĨ KINH NIÊN?
-
Có mẹ nào dùng bộ tắm trắng makeup xskin chưa cho em xin ít review với
-
3 PHƯƠNG PHÁP LÀM TRẮNG DA CẤP TỐC TẠI NHÀ
-
TRĨ – NỖI ĐAU ĐỚN KINH HOÀNG HƠN CẢ ĐAU ĐẺ
-
PHƯƠNG PHÁP CHỮA KHỎI TRĨ TẬN GỐC MÀ KHÔNG CẦN PHẢI ĐI “CẮT”