Dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi
Update: 15/05/2017 - Thông Tin Làm Đẹp
Dinh dưỡng cho trẻ - Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, trẻ được bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất sẽ khỏe mạnh, phát triển tốt và ít ốm hơn so với những trẻ không được bổ sung. Ở giai đoạn đầu đời, khẩu phần ăn của bé cần phải cung cấp đầy đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng quan trọng (protit, lipid, đường…), bảo đảm các vitamin và khoáng chất cần thiết.
Dinh dưỡng cho trẻ - Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, trẻ được bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất sẽ khỏe mạnh, phát triển tốt và ít ốm hơn so với những trẻ không được bổ sung. Ở giai đoạn đầu đời, khẩu phần ăn của bé cần phải cung cấp đầy đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng quan trọng (protit, lipid, đường…), bảo đảm các vitamin và khoáng chất cần thiết.
Từ 1-3 tuổi, bé phát triển rất nhanh cả về trí tuệ và thể lực. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ chăm lo cho con ăn đủ bữa, ăn càng nhiều càng tốt nhưng lại không biết con cần những dưỡng chất gì để phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Ở lứa tuổi này, nếu tính theo trọng lượng cơ thể thì nhu cầu dinh dưỡng của trẻ còn lớn hơn nhu cầu của người lớn, trẻ cần khoảng 100-110 Kcal/ kýcân nặng mỗi ngày (người lớn cần khoảng 50 Kcalo/ ký).
Từ 1-3 tuổi, bé phát triển rất nhanh cả về trí tuệ và thể lực. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ chăm lo cho con ăn đủ bữa, ăn càng nhiều càng tốt nhưng lại không biết con cần những dưỡng chất gì để phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Ở lứa tuổi này, nếu tính theo trọng lượng cơ thể thì nhu cầu dinh dưỡng của trẻ còn lớn hơn nhu cầu của người lớn, trẻ cần khoảng 100-110 Kcal/ kýcân nặng mỗi ngày (người lớn cần khoảng 50 Kcalo/ ký).
Tuy nhiên, bộ máy tiêu hóa của trẻ lúc này vẫn còn yếu nên trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa nếu chế độ ăn không đúng cách, còn nếu không đủ dưỡng chất, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng. Bữa ăn của trẻ cần phải đẩy đủ và cân đối tất cả các dưỡng chất thiết yếu: tinh bột, đạm, vitamin, khoáng chất, dầu mỡ. Cho trẻ ăn vừa đủ, không ăn quá no, không ăn quá nhu cầu và không cho ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng nhưng nghèo dinh dưỡng như nước ngọt, bán kẹo, các đồ ăn sẵn…
1. Sữa
Nếu bố mẹ cho rằng trẻ đã biết ăn rồi thì không cần uống sữa là một sai lầm. Sữa rất cần thiết để bé phát triển chiều cao, phát triển hệ xương, răng cũng như đảm bảo nguồn dưỡng chất cần thiết. Hãy đảm bảo cung cấp cho trẻ 1/2 lít sữa mỗi ngày từ nguồn sữa mẹ và sữa bò.
2. Chất đạm
Protein là thành phần cơ bản của cơ thể sống, tham gia cấu trúc tế bào và là yếu tố tạo hình chính của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể, giúp trẻ sản sinh năng lượng, tăng trưởng và phát triển trí não.
Thiếu chất đạm là một trong những nguyên nhân khiến trẻ còi cọc, chậm lớn, kém thông minh, nhanh nhạy, kém phát triển chiều cao. Ngược lại, chế độ ăn quá nhiều đạm sẽ tạo gánh nặng cho thận, cơ thể khó hấp thụ, dễ gây táo bón.
Mỗi ngày, trẻ cần 2-2,5g đạm/ ký cân nặng. Lượng đạm này được bổ sung từ nguồn thức ăn như thịt, cá, tôm cua; trứng gà (vịt). Cụ thể, một ngày trẻ cần khoảng 120-150g thịt hoặc 150-200 g cá, tôm hoặc 300g đậu phụ, nếu ăn trứng thì một quả trứng gà có lượng đạm tương đương với 30g thịt nạc.
Ngoài ra, lượng đạm trong thực vật cũng rất cao như đậu đỗ, nhất là đậu nành, vừng lạc… giá trị sinh học của đạm thực vật thấp hơn khả năng hấp thụ kém hơn, tuy nhiên, chúng góp phần hạn chế một số những bất lợi và độc hại của đạm động vật. Vì vậy, hãy cho trẻ ăn cân bằng các dưỡng chất từ đạm động-thực vật.
3. Chất béo
Chất béo không được khuyến khích sử dụng quá nhiều trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Tuy nhiên, đây cũng là thành phần quan trọng đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho trẻ. Chất béo là dung môi hòa tan của nhiều loại vitamin nhóm A, D, E, K, giúp các vitamin này chuyển hóa dễ dàng trong cơ thể. Ngoài ra, chúng còn làm thức ăn mềm và mùi vị hấp dẫn, tạo cảm giác ngon miệng.
Nhu cầu chất béo của trẻ lứa tuổi này cần 30-40g mỗi ngày. Cụ thể, trong 1 bát bột hoặc cháo cần cho 1-2 thìa cà phê dầu mỡ. Khi trẻ đã biết ăn cơm thì cho dầu mỡ vào trong quá trình xào rán thức ăn. Nên cho trẻ ăn cả dầu và mỡ, vì trong mỡ động vật chứa nhiều axit béo chưa no cần thiết cho sự phát triển của trẻ, nhất là các tế bào não.
4. Vitamin
Vitamin là một nhóm vi chất thiết yếu cho sự phát triển của cơ thể. Vitamin A giúp trẻ tăng trưởng, lớn lên, đảm bảo cho sự khỏe mạnh của đôi mắt, bảo vệ niêm mạc, các mô, tăng sức đề kháng. Thiếu vitamin A dẫn tới khô mắt, mù lòa, thiếu vitamin C trẻ dễ bị chảy máu dưới da, dễ nhiễm trùng, thiếu vitamin D trẻ dễ còi xương…
Nhu cầu vitamin A ở lứa tuổi này là 400 mcg/ngày. Vitamin A có nhiều trong gan, trứng, sữa, dầu gan cá, gan cá biển; dầu cọ, dầu đậu tương, các loại rau củ có màu cam, đỏ như đu đủ, xoài, cà rốt, bí ngô, gấc, các loại rau có màu xanh đậm rau ngót, rau muống...
Vitamin D có nhiều trong ánh nắng mặt trời, trong cá, gan, lòng đỏ trứng, thịt lợn… giúp cơ thể hấp thu canxi, phốt pho để duy trì và phát triển hệ xương, răng vững chắc, chống bệnh còi xương ở trẻ em. Nhu cầu vitamin D của trẻ là 400 UI/ngày.
Vitamin C có hiều trong trái cây tươi và rau, nhất là cam quít, dâu, tiêu, cà chua, rau lá xanh… giúp tăng cường hấp thu sắt, chống bệnh thiếu máu, giữ cho thành mạch vững chắc, chống bệnh chảy máu chân răng. Nhu cầu vitamin C của trẻ là 30-60 mg/ngày.
5. Chất khoáng
Chất khoáng: Canxi, phốt pho giúp cho việc tạo xương, răng, đảm bảo chức năng thần kinh và sự đông máu bình thường. Mỗi ngày trẻ cần 500-600mg canxi. Chất này có nhiều trong sữa, các loại tôm, cua, cá, trai, ốc...
Phốt pho có nhiều trong các loại cây ngũ cốc. Canxi và phốt pho muốn hấp thu và chuyển hóa được lại phải có vitamin D, có rất ít trong thức ăn (sữa mẹ, lòng đỏ trứng và gan).
Sắt rất cần cho sự tạo máu, phòng chống thiếu máu. Sắt có nhiều trong các loại thức ăn động vật như tim, gan, thận, đậu, đỗ và các loại rau có màu xanh thẫm. Sắt trong thức ăn động vật dễ hấp thu hơn, nhưng nên ăn thêm các loại rau xanh (chứa nhiều vitamin C) , giúp tăng cường hấp thu sắt.
Kẽm giúp chuyển hóa năng lượng và hình thành tổ chức, tham gia vào các men chuyển hóa trong cơ thể. Khi bị thiếu kẽm, trẻ thường kém ăn, rối loạn vị giác, chậm liền vết thương, rối loạn giấc ngủ, chậm phát triển về chiều cao. Kẽm có nhiều trong các loại thức ăn động vật như thịt, cá; trai, hến, sò huyết. Các loại ngũ cốc, rau quả cũng chứa nhiều kẽm nhưng giá trị sinh học thấp hơn.
Ngoài các chất dinh dưỡng đã nêu ở trên, cơ thể trẻ còn cần các chất xơ (nhiều trong rau xanh và quả chín) giúp đưa nhanh chất thải ra khỏi đường tiêu hóa, phòng chống táo bón. Trẻ 1-3 tuổi cần uống mỗi ngày 1-1,2 lít nước. Nên uống nước dưới dạng đun sôi để nguội, nước quả, nước rau luộc...
TIN TỨC KHÁC:
-
Những ai đã dùng Hera Youth Extend để Chống lão hóa da, xóa nhăn thâm nám
-
Kem, Mỹ phẩm Hera Youth Extend có tốt không? Review, giá bao nhiêu?
-
"LỐI THOÁT HIỂM" NÀO CHO NHỮNG NGƯỜI BỊ TRĨ KINH NIÊN?
-
Có mẹ nào dùng bộ tắm trắng makeup xskin chưa cho em xin ít review với
-
3 PHƯƠNG PHÁP LÀM TRẮNG DA CẤP TỐC TẠI NHÀ
-
TRĨ – NỖI ĐAU ĐỚN KINH HOÀNG HƠN CẢ ĐAU ĐẺ
-
PHƯƠNG PHÁP CHỮA KHỎI TRĨ TẬN GỐC MÀ KHÔNG CẦN PHẢI ĐI “CẮT”
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của mỗi người