Loãng xương và những điều cần biết
Tuổi thọ trung bình của nhân loại càng cao, điều kiện sống càng tốt thì nguy cơ mắc những bệnh của tuổi già càng nhiều và đó là điều không thể tránh khỏi. Loãng xương là một trong ba căn bệnh của người trung niên. Bệnh loãng xương diễn biến một cách âm thầm và lặng lẽ, khi phát hiện được thì bệnh đã trở nặng và khó điều trị.
Loãng xương là gì?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 1993, loãng xương là một bệnh lý của xương, được đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương kèm theo hư biến cấu trúc của xương, dẫn đến tăng tính dễ gãy của xương, tức là có nguy cơ gãy xương. Cần đo mật độ xương để đánh giá nguy cơ gãy xương.
Nói một cách dễ hiểu, loãng xương là tình trạng xương mỏng manh và yếu đến mức rất dễ gãy khi bị chấn thương dù rất nhẹ, thậm chí có thể gãy tự nhiên không cần chấn thương.
Hậu quả
- Dễ gãy xương dù bị chấn thương rất nhẹ hoặc không có chấn thương.
- Với người cao tuổi dễ mắc các bệnh như: tim mạch, huyết áp, tiểu đường… cộng thêm bệnh loãng xương nặng thì việc liền xương rất khó khăn, không đi lại được, phải nằm điều trị dài ngày.
- Việc nằm dài ngày khiến bệnh càng trầm trọng hơn và dễ dẫn đến các bệnh nguy hiểm như: bội nhiễm đường hô hấp, đường tiết niệu, loét mục các điểm tỳ đè… Đây cũng là một nguyên nhân chính gây tàn phế giảm tuổi thọ.
- Loãng xương cũng có thể dẫn đến gù lưng, còng lưng, giảm chiều cao, đau nhức các khớp…
Triệu chứng
Biểu hiện của bệnh rất âm thầm lặng lẽ, đó chỉ là những cơn đau bất chợt khiến người bệnh chủ quan. Chỉ khi mật độ xương giảm trên 30% thì có biểu hiện rõ ràng – Gãy xương.
- Hội chứng kích thích rễ thần kinh: đau dọc theo dây thần kinh liên sườn, thần kinh tọa… nhưng không gây hội chứng ép tủy.
- Xẹp đốt sống, đau lưng, đau vùng thắt lưng.
- Rối loạn tư thế cột sống: gù lưng, cong đoạn cột sống lưng, thắt lưng.
- Gãy xương: các vị trí thường gặp là đầu trên xương đùi, đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương cẳng tay, xương sườn, xương chậu và xương cùng.
Đối tượng
Khi bước vào độ tuổi trung niên là bắt đầu có nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Đây là một quá trình bình thường vì lúc này các tế bào xương đã bị lão hóa, sự hấp thu canxi ở ruột bị hạn chế và có sự suy giảm tất yếu các hormon sinh dục. Loãng xương ở độ tuổi này gọi là loãng xương tiên phát hay loãng xương người già, loãng xương loại II.
Còn 1 loại loãng xương nữa gọi là loãng xương thứ phát hay loãng xương loại I xảy ra ở các đối tượng sau:
- Phụ nữ mãn kinh, hoạt động của buồng trứng ngưng lại, vì không có oestrogen nên các tế bào hủy xương tăng hoạt tính.
- Bất động quá lâu ngày do bệnh tật (chấn thương cột sống), do nghề nghiệp (du hành vũ trụ)… vì bất động lâu ngày nên các tế bào hủy xương tăng hoạt tính.
- Bị các bệnh nội tiết: cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận, tiểu đường… và đặc biệt là suy giảm chức năng của các tuyến sinh dục ở cả nam và nữ.
- Bị bệnh suy thận mãn tính hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày gây mất nhiều canxi qua đường tiết niệu.
- Mắc các bệnh xương khớp mãn tính khác, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp.
- Do sử dụng một số thuốc: chống động kinh (dihydan), thuốc chữa bệnh tiểu đường, thuốc chống đông, các thuốc kháng viêm nhóm corticosteroid.
Nguyên tắc phòng bệnh
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các dinh dưỡng giàu canxi và khoáng chất thiết yếu tốt cho xương.
- Tập thói quen tập thể dục, chơi thể thao điều độ ngay khi còn trẻ để phòng chống các bệnh xương khớp.
- Khi phát hiện được bệnh loãng xương thì cần làm ngay theo sự hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện tình trạng bệnh.
Thanh Tuyền (TH)
TIN TỨC KHÁC:
-
Những ai đã dùng Hera Youth Extend để Chống lão hóa da, xóa nhăn thâm nám
-
Kem, Mỹ phẩm Hera Youth Extend có tốt không? Review, giá bao nhiêu?
-
"LỐI THOÁT HIỂM" NÀO CHO NHỮNG NGƯỜI BỊ TRĨ KINH NIÊN?
-
Có mẹ nào dùng bộ tắm trắng makeup xskin chưa cho em xin ít review với
-
3 PHƯƠNG PHÁP LÀM TRẮNG DA CẤP TỐC TẠI NHÀ
-
TRĨ – NỖI ĐAU ĐỚN KINH HOÀNG HƠN CẢ ĐAU ĐẺ
-
PHƯƠNG PHÁP CHỮA KHỎI TRĨ TẬN GỐC MÀ KHÔNG CẦN PHẢI ĐI “CẮT”