Những thông tin cần biết về bệnh béo phì

Update: 15/05/2017 - Thông Tin Làm Đẹp

Béo phì đang là một căn bệnh phổ biến hiện nay, khi sự tích lũy mỡ trong cơ thể tăng lên quá mức so với mức bình thường. Bệnh béo phì dẫn tới nhiều nguy hiểm về mặt sức khỏe trong đó có huyết áp và tim mạch.

Những thông tin cần biết về bệnh béo phì
Béo phì đang là một căn bệnh phổ biến hiện nay, khi sự tích lũy mỡ trong cơ thể tăng lên quá mức so với mức bình thường. Bệnh béo phì dẫn tới nhiều nguy hiểm về mặt sức khỏe trong đó có huyết áp và tim mạch.

Có nhiều cách nào để xác định xem bạn có bị béo phì hay không? 

Có thể kể tới một vài phương pháp như đo lớp mỡ dưới da, đo tỷ trọng cơ thể, dùng các chất phóng xạ hoặc các loại cân đặc biệt để đo tỷ lệ phần trăm mỡ trong cơ thể… Trong đó một phương pháp đã được nhiều tác giả công nhận là phương pháp tính dựa trên chỉ số BMI. Cụ thể như sau:

BMI = Cân nặng/(Chiều cao)² (Cân nặng tính bằng kg và chiều cao tính bằng m)
 
Nhung-thong-tin-can-biet-ve-benh-beo-phi-2.jpg

Nếu chỉ số BMI từ 18,5 – 22,9 được xem là bình thường, từ 23 là thừa cân và từ 23 – 24,9; 25 – 29,9 ; 30 lần lượt được xem là béo phì độ I, độ II, và độ III.

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh béo phì?

Một nhóm nghiên cứu cho thấy có tới 90% các ca bệnh béo phì là do yếu tố ngoại sinh bao gồm : ăn uống, vận động, sinh hoạt … Khoảng dưới 10% béo phì do di truyền và do bệnh lý chủ yếu là các bệnh lý về gen, nội tiết.

Béo phì và những hệ lụy

Có nhiều người cứ nghĩ, béo phì chỉ làm mất đi vẻ thẩm mỹ mà không biết những hệ lụy mà nó gây ra. Theo thống kê của các chuyên gia bác sĩ cho biết, bệnh béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, sỏi thận, sỏi mật…Sự gia tăng các nguy cơ bệnh lý cộng với các yếu tố xã hội, người bệnh béo phì trung bình sẽ giảm từ 6 – 10 năm tuổi thọ.
 
Về yếu tố tâm lý:

Người bệnh béo phì đặc biệt là trẻ em thường dễ bị tâm lý, dễ mắc bệnh trầm cảm, tự kỷ, cô độc, dễ coi thường bản thân mình, những tổn thương tâm lý này có thể kéo dài đến khi trẻ đến độ tuổi trưởng thành. Đối với người lớn bị, các rối loạn tâm lý có thể gặp phải như tự ti, khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng, một số người còn có tư tưởng nổi loạn có ý định tự tử.
 
Nhung-thong-tin-can-biet-ve-benh-beo-phi-(2).jpg

Về mặt xã hội:

Người bị bệnh béo phì thường rất thụ động, ít hoạt động, suy nghĩ và làm việc chậm chạp, thêm nữa họ thường có tâm lý tự ti, không thích tham gia vào các hoạt động tập thể nên thường thất bại trong công việc, học tập, khám phá, vui chơi .. Người béo phì thường khó tìm được việc làm tốt và hay gặp trở ngại trong đời sống tình cảm.

Điều trị béo phì thế nào?

Muốn điều trị béo phì, bạn phải giảm cân ngay lập tức. Nguyên tắc chính trong điều trị bệnh béo phì chủ yếu là giảm đi lượng thức ăn được đưa vào cơ thể, bạn có thể kiểm soát chế độ ăn và tăng năng lượng tiêu hao thông qua chế độ vận động thể lực phù hợp. Ngoài ra các biện pháp hỗ trợ gồm có dùng thực phẩm chức năng, tâm lý liệu pháp, thay đổi hành vi… đều nhằm giảm năng lượng ăn và tăng năng lượng tiêu hao năng lượng. Dưới đây là một số thận trọng trong điều trị béo phì:

Cần đặc biệt áp dụng chế độ ăn kiêng hợp lý:

Bạn nên hạn chế chất béo, bột đường như bánh ngọt, mỡ động vật… một cách tối đa. Cần duy trì đủ lượng đạm và tăng cường chất xơ như rau xanh và trái cây. Đặc biệt không được bỏ bữa ăn và nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Người bệnh cũng nên cung cấp đủ lượng nước trong ngày và ăn canh trước các bữa ăn.

Cần tăng cường vận động thể lực đều đặn:
 
Nhung-thong-tin-can-biet-ve-benh-beo-phi-1.jpg
 
Quá trình luyện tập vừa sức giúp cơ bắp khỏe mạnh, quá trình lưu thông máu tốt hơn. Bạn nên dành 30 phút/ngày để tập các bài tập thể dục. Những môn thể thao rất tốt cho những người béo phì muốn giảm trọng lượng như bơi lội, thể dục nhịp điệu, đạp xe, đi bộ …

Thay đổi suy nghĩ:

Một nguyên tắc điều trị quan trọng là giúp bệnh nhân thay đổi các quan điểm và thói quen có liên quan đến ăn uống và vận động, tập luyện thói quen mới, giúp người bệnh ý thức được việc giảm béo là rất quan trọng.
 
Cẩm Vân

TIN TỨC KHÁC:

Hotline: 0968.100.844
Zalo: 0968.100.844
fb chat