Viêm khớp dạng thấp và cách điều trị

Update: 15/05/2017 - Thông Tin Làm Đẹp

Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh tự miễn khá điển hình ở người, dưới dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp ngoại biên. : Căn bệnh này thường gây sưng, nóng, đỏ, nhất là khớp nhỏ như khớp bàn, ngón tay, cổ tay, mắt cá chân.

Viêm khớp dạng thấp và cách điều trị
Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh tự miễn khá điển hình ở người, dưới dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp ngoại biên. : Căn bệnh này thường gây sưng, nóng, đỏ, nhất là khớp nhỏ như khớp bàn, ngón tay, cổ tay, mắt cá chân.

Thường gây sưng khớp, đau khớp, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên. Ngoài biểu hiện chính tại khớp, người bệnh còn có các biểu hiện toàn thân (mệt mỏi, xanh xao, sốt, gầy sút…) và tổn thương các cơ quan khác. Bệnh thường gặp ở nữ (75 %), lứa tuổi 30 đến 60.
 
Theo một nghiên cứu của Trung tâm Y khoa hàng đầu của Mỹ – Mayo Clinic, tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh cao gấp 3 lần nam giới. Đặc biệt lưu ý nguyên nhân do không cung cấp đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể đã dẫn đến sự phát triển của căn bệnh này.

 
viem-khop-dang-thap.jpg

Bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe ?
Tại sao bị viêm khớp dạng thấp?
 
Hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta gồm nhiều loại tế bào khác nhau giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn, nấm, v.v. Ở những bệnh nhân VKDT, hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, tự tấn công, chống lại các tế bào và các cơ quan của cơ thể, dẫn tới các biểu hiện của bệnh.
 
Do đặc điểm này, VKDT được xếp vào nhóm bệnh tự miễn, tức cơ thể tự tạo kháng thể chống lại các thành phần trong cơ thể.
 
Chính xác nguyên nhân nào khiến hệ miễn dịch rối loạn và bắt đầu tấn công các mô khỏe mạnh trong VKDT vẫn chưa được biết rõ.
 
Tuy nhiên một số yếu tố được tìm thấy có vai trò quan trọng trong bệnh sinh của VKDT, như yếu tố môi trường và di truyền. Các nghiên cứu tìm thấy có mối tương quan giữa VKDT với một số tác nhân gây bệnh như vi trùng hoặc virus.
 
Ai dễ bị viêm khớp dạng thấp?
 
Khoảng 0,5% đến 1,5% dân số trên thế giới bị VKDT. VKDT có thể xảy ra ở tất cả các chủng tộc và tất cả các lứa tuổi, tuy nhiên lứa tuổi thường bị bệnh nhiều nhất là 30-50. Nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam gấp 2 tới 3 lần.
 
VKDT có khi khó phát hiện vì bệnh có thể bắt đầu bằng những triệu chứng mơ hồ, như đau nhức khớp hoặc cứng khớp vào buổi sáng. Tuy nhiên, nhiều bệnh viêm khớp khác cũng có thể có triệu chứng tương tự.
 
X-quang khớp thường không tìm thấy triệu chứng bất thường trong giai đoạn đầu của bệnh. Không thể chẩn đoán VKDT dựa trên một triệu chứng lâm sàng, hoặc một kết quả xét nghiệm, mà phải là tổng hợp của tất cả các yếu tố đã nêu trên.
 
Vì vậy cần thiết phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có được chẩn đoán chính xác của VKDT và có kế hoạch điều trị phù hợp.
 
Cách điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp ?
 
Để phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết những loại rau xanh và ngũ cốc thô, các loại đậu, các loại hạt còn nguyên lớp vỏ lụa bên ngoài chứa rất nhiều chất xơ, sinh tố và khoáng chất có tính năng giải độc, chống béo phì và tăng cường sức đề kháng, hữu ích cho việc điều trị và phục hồi sức khoẻ trong bệnh thấp khớp.  

Đồng thời, các nhà khoa học của trường Đại học Queensland (Australia) cũng vừa công bố: Những người tập thể dục trên 60 phút mỗi tuần đã giảm đáng kể nguy cơ viêm khớp,  những người tập trên 2,5h/tuần đã ngừa được nguy cơ viêm khớp.
.TS

**************************************************

Mọi thắc mắc, xin vui lòng liên hệ để được tư vấn MIỄN PHÍ

     HOTLINE :  0902 500 158 - 0902 560 158

Truy cập và đặt hàng trực tiếp tại Website: Http://THIENDUONGLAMDEP.com

TIN TỨC KHÁC:

Hotline: 0968.100.844
Zalo: 0968.100.844
fb chat